Răng khôn hóa ra răng “dại” là vì nó mọc cuối cùng trong vòm miệng nên thường không có đủ không gian để răng khôn có thể mọc bình thường giống như những chiếc răng khác
Mặc dù nó là răng khôn nhưng hậu quả mà nó gây ra khiến nhiều người nói đùa đó là chiếc răng “dại”. Nguyên nhân của cái tên răng “dại” chính nó mọc cuối cùng trong vòm miệng nên thường không có đủ không gian để răng khôn có thể mọc bình thường giống như những chiếc răng khác. Vì thế, để có thể mọc được chúng dùng mọi cách như: mọc lệch, mọc chen và xô lệch vào răng khác. Hậu quả là làm răng và nướu bên cạnh sưng, đau nhức, khó chịu. Vậy, có cần gây tê nhổ răng khôn hay không, gây tê có ảnh hưởng gì về sau hay không chính là thắc mắc của nhiều bệnh nhân muốn tư vấn.
Lợi ích của việc nhổ răng khôn mọc "dại"
Răng khôn khác với những chiếc răng khác đó là thời điểm mà nó mọc. Độ tuổi trưởng thành (16 đến 25 tuổi) răng khôn sẽ mọc sau cùng. Lúc này, cấu tạo xương 2 hàm hoàn chỉnh, nướu đã ổn định nên không chỗ trống cho những chiếc răng cuối cùng tồn tại. Tuy nhiên, răng khôn sẽ đúng với tên gọi của nó nếu quá trình mọc răng khôn diễn ra suôn sẻ, nó tìm cho mình vị trí phù hợp không gây đau nhức. Nhưng ngược lại, hầu như là các trường hợp là răng khôn mọc lệch, răng khôn kẹt dẫn đến viêm lợi trùm và có thể ảnh hưởng đến răng hàm thứ hai bên cạnh vì thế nó mới có tên gọi mới là răng dại.
Ngoài ra, chức năng nhiệm vụ của răng khôn đối với việc nhai thức ăn đến hiện nay vẫn chưa thấy. Có hay không có răng khôn hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chức năng nhai của răng miệng nhưng những biến chứng do chiếc răng này mọc sai vị trí thì khá rõ rệt. Cho nên, cần nhổ răng khôn mọc “dại” càng sớm càng tốt nhằm chữa dứt điểm tình trạng đau nhức, khó chịu do răng khôn mọc sai vị trí gây ra cho bệnh nhân. Đồng thời giúp chủ nhân của chiếc răng khôn bảo vệ sức khỏe răng miệng khỏi các bệnh lý nha khoa. Việc nhổ răng khôn giúp cải thiện tình trạng lệch lạc khớp cắn do răng khôn mọc lệch, chen chúc không theo thứ tự. Sau khi nhổ xong, bệnh nhân sẽ thưởng thức món ăn ngon miệng hơn, không lo đau hay ê buốt răng.
Có phải gây tê nhổ răng khôn không?
Sau khi thăm khám và kiểm tra sức khỏe, xác định tình trạng bệnh lý do răng khôn gây ra. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ tục nhổ răng khôn, có phải gây tê nhổ răng khôn không. Cũng giống như những trường hợp nhổ răng khác, nhổ răng khôn cũng phải gây tê trước sau đó mới tiến hành nhổ bỏ. Nhiệm vụ của y bác sĩ là nhổ răng khôn ra khỏi hàm. Thao tác dùng lực nhổ răng ra khổ vị trí xương hàm sẽ tác động đến các dây thần kinh nên sẽ có cảm giác đau đớn, đặc biệt là ở răng khôn mọc ngầm. Chính vì vậy mà việc sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê khi nhổ răng khôn là cần thiết nhằm giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đau đón hay khó chịu khi nhổ răng.
Cũng giống như những trường hợp nhổ răng khác, nhổ răng khôn cũng phải gây tê trước sau đó mới tiến hành nhổ bỏ
Sau khi gây tê hay gây mê, người bệnh sẽ không có cảm giác điều này tạo điều kiện để các thao tác của bác sĩ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được nhổ răng và hạn chế được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Gây tê có ảnh hưởng gì về sau không?
Nhổ răng cần dùng đến thuốc tê, vậy gây tê có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Dịch vụ nhổ răng khôn luôn có ở các cơ sở nha khoa lớn nhỏ. Tuy nhiên hãy đến các cơ sở có uy tín để các y bác sĩ có tay nghề và được đào tạo về cách gây tê trước khi nhổ răng khôn, liều lượng thuốc tê có chỉ định và theo hướng dẫn của Bộ y tế nên sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe về sau. Vì thế bệnh nhân đừng quá lo lắng.
Đội ngũ bác sĩ có tay nghề và được đào tạo bài bản của nha khoa Nhân tâm giúp bạn an tâm khi tiến hành nhổ răng khôn
Hãy đến với trung tâm Nha khoa Nhân Tâm với hơn 20 năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia trình độ cao với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp bạn nhổ răng khôn an toàn, nhanh chóng, mau lành thương. Nha khoa Nhân Tâm có quy trình vô trùng đạt chuẩn Quốc tế với bộ dụng cụ nha khoa chuyên biệt. Khách hàng sẽ cảm nhận được chất lượng dịch vụ chất lượng 05 sao, chăm sóc tận tâm trước - trong và sau điều trị.