Vì chúng ta có thiếu ý thức gìn giữ bảo vệ sức khỏe răng miệng nên dễ bị sâu răng
Mục lục nội dung
Hãy vệ răng miệng đúng cách và khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng, đề phòng sâu răng. Nếu như răng hàm bị sâu, sẽ gây cho chúng ta nhiều bất lợi trong sinh hoạt hằng ngày. Việc ăn uống sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bởi chức năng nhai của răng suy giảm do vết sâu, tới những cơn đau đớn bất chợt làm bạn mất ăn mất ngủ. Bạn phân vân nhổ răng hàm bị sâu có đau không? Chú ý gì sau khi nhổ răng? Hãy tham khảo nội dung dưới đây.
Nhổ răng hàm bị sâu có đau không?
Vì chúng ta thiếu ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng nên dễ bị sâu răng. Răng hàm chiếm tỷ lệ sâu nhiều nhất là răng số 6. Nhổ răng hàm là loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đó ra khỏi xương hàm. Nếu không được nhổ kịp thời, răng sâu sẽ làm toàn bộ phần tủy răng bị nhiễm trùng, gây kích thích tủy răng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu. Vi khuẩn từ đó sẽ lan ra những vùng nướu xung quanh chân răng khiến nướu bị nhiễm trùng, sưng tấy và có thể khiến những chiếc răng khác cũng bị sâu. Tùy vào giai đoạn là một mức độ của răng sâu mà các nha sĩ quyết định nhổ răng hàm sâu hay không.
Các trường hợp nhổ răng hàm
Răng hàm bị sâu nếu không nhổ đi sẽ gây ra những cơn đau nhức. Nếu không nhổ răng kịp thời thì những răng còn lại trên cung hàm cũng có thể bị ảnh hưởng, hậu quả nặng nhất là gây mất răng toàn hàm. Bác sĩ thường chỉ định các trường hợp nhổ răng hàm:
Răng bị sâu ngày càng bị hư tổn nặng nề cần phải được nhổ bỏ để tránh lây vi khuẩn sang những răng liền kề
- Răng bị sâu ngày càng bị hư tổn nặng nề và kéo theo những cơn đau dai dẳng thì những răng sâu cần phải được nhổ bỏ, để tránh lây vi khuẩn gây sâu răng sẽ lây lan sang những răng liền kề.
- Răng viêm tuỷ khiến cho chân răng tổn thương nặng và ngày càng yếu đi, thậm chí là hoại tử tủy ở giai đoạn cuối, lúc này bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng đi.
- Viêm nha chu ở cấp độ nghiêm trọng, với tình trạng tiêu xương nhiều, nướu bị tụt thấp hoặc chân răng không còn bám vững khiến răng lung lay, dễ rụng. Với tình trạng này, nhổ răng là điều không thể tránh khỏi.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch vừa không có chức năng ăn nhai vừa gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, thì nên sớm nhổ răng để không ảnh hưởng đến những răng khác trên cung hàm.
- Nhổ răng khi thực hiện niềng răng chỉnh nha, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt răng khi niềng răng nhằm tạo khoảng trống để răng di chuyển về lại vị trí thẩm mỹ.
Chú ý gì sau khi nhổ răng hàm?
Bệnh nhân cần chú ý gì sau khi nhổ răng hàm? Sau khi nhổ răng xong, bệnh nhân sẽ gặp hiện tượng đau nhức, chảy máu, sưng mặt kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày và đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường.
Cắn chặt bông gòn để cầm máu trong khoảng 1 – 1,5 giờ sau khi nhổ xong
- Nên uống 1 viên thuốc giảm đau trước hoặc sau khi nhổ răng, việc này có tác dụng giảm cảm giác đau của người bị nhổ răng ngay sau khi hết tác dụng của thuốc tê.
- Chú ý để hạn chế máu không đông, bạn cần cắn chặt bông gòn để cầm máu trong khoảng 1 – 1,5 giờ sau khi nhổ xong. Hãy nhớ thay bông gòn liên tục cho đến khi máu ngừng hẳn.
- Nên chườm túi lạnh bên ngoài má, xung quanh vị trí nhổ để làm dịu vết thương và giảm sưng. Những ngày tiếp theo nên chườm ấm để làm tan máu tụ và giảm sưng.
- Tuyệt đối không sờ tay, hay dùng vật nhọn hoặc bàn chải đánh răng đụng chạm vào vị trí mới nhổ răng.
- Chú ý, không nên dùng nước muối hoặc nước súc miệng ngay sau khi nhổ răng, vì có thể làm chậm quá trình đông máu.
- Không nên khạc nhổ mạnh hoặc tránh tạo áp lực cho vùng răng vừa nhổ dễ gây tổn thương khiến máu chảy.